Hiện nay, để có thể có được một công trình đường nhựa đẹp và đạt tiêu chuẩn an toàn cho người dân tham gia lưu thông thì phải trải qua nhiều quy trình phức tạp cùng việc chọn lọc nguyên liệu đầu vào vô cùng khắt khe. Hơn 90% các loại công trình tại Việt Nam đều đang sử dụng nhựa đường để thi công bên cạnh công dụng làm thuốc xịt cho động vật cũng như xử lý hàng rào cột chắn xây dựng thêm phần chắc chắn hơn. Một trong những loại nhựa đường được sử dụng phổ biến nhất chính là nhựa đường Asphalt – loại nhựa đặc biệt có các đặc tính vượt trội so với các loại nhựa đường, bê tông nhựa đường truyền thống. Vậy nhựa đường Asphalt là gì? Quy trình rải nhựa đường Asphalt như thế nào? Cùng Trường An Pacific tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.
Nhựa đường Asphalt là gì?
Nhựa đường asphalt hay nhựa đường trong xây dựng là hỗn hợp của các loại cốt liệu, chất kết dính và chất độn, được sử dụng cho các công trình và việc bảo trì đường xá, khu vực đỗ xe, đường sắt, bến cảng, đường băng sân bay, làn đường dành cho xe đạp, vỉa hè, lối đi nhà xưởng và khu vui chơi thể thao.
Nhựa đường kết hợp với các loại cốt vật liệu khác nhau như cát, đá dăm, bột khoáng hay xi,… tạo thành một kết cấu vững chắc để rải lên mặt đường mềm. Các vật liệu cấp phối này đều phải được rang sấy ở nhiệt độ từ 140 đến 180 độ C, đảm bảo khô ráo hoàn toàn, tơi, xốp thì mới có thể cho ra thành phẩm là hỗn hợp bê tông nhựa đường Asphalt không vón cục cùng với các chất phụ gia như polyme, chất chống thấm theo tiêu chuẩn.
Tính chất, đặc điểm của nhựa đường Asphalt
Tính chất của nhựa đường Asphalt có sự thay đổi linh hoạt ở mỗi điều kiện nhiệt độ và mức độ tác động cơ học khác nhau.
– Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa đường Asphalt có tính giòn; ở nhiệt độ thường thì có tính năng đàn hồi và độ dẻo tốt và ở mức nhiệt độ cao thì có tính chảy dẻo.
– Về cường độ chịu nén, nhiệt độ 50 độ C biểu thị khả năng ổn định của nhựa đường Asphalt; nhiệt độ 20 độ C biểu thị độ đạt tiêu chuẩn và nhiệt độ 0 độ C biểu thị khả năng chống nứt.
Bên cạnh đó, tính ổn định và liên kết tốt nêu trên, việc rải nhựa đường Asphalt còn mang lại một số đặc điểm nổi trội hoàn toàn so với các loại nhựa đường truyền thống khác, thích hợp với khí hậu của Việt Nam như:
– Nhựa đường được cấu tạo từ nguyên liệu chủ yếu là bitum có độ dày, độ mềm dẻo cao, tạo sự linh hoạt trong quá trình pha trộn cốt liệu, chất phụ gia cũng như thi công.
– Khả năng kháng nước tốt, ứng dụng nhiều để chống thấm.
– Chống chịu tốt trước các tác động cơ học, hạn chế tình trạng nứt, gãy, chỉ cần bảo dưỡng trên bề mặt.
– Mức độ bị ăn mòn không cao, đồng thời độ chống trượt, ma sát tốt, đảm bảo an toàn cho người tham gia lưu thông trên các cung đường thi công từ nhựa đường Asphalt.
– Phương pháp thi công sử dụng nhiều loại thiết bị chuyên dụng, thời gian hoàn thiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Vai trò của nhựa đường Asphalt
Trên thực tế, nhựa đường Asphalt có nhiều vai trò khác nhau tương ứng với tùy loại công trình. Ở mỗi vai trò thì nó sẽ phát huy các khả năng riêng biệt, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
– Nhựa đường Asphalt trong vai trò là cốt vật liệu nhỏ sẽ đảm nhận nhiệm vụ chính là chèn lấp các lỗ rỗng ở giữa các hạt cốt liệu lớn. Từ đó sẽ làm gia tăng độ đặc của để thi công và đảm bảo sự chắc chắn cho các công trình đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
– Nhựa đường Asphalt trong vai trò là cốt liệu lớn có nhiệm vụ trở thành một bộ khung cứng cáp có khả năng chịu lực trước tác động cơ học vượt trội. Điều này giúp cho khối lượng hỗn hợp tăng lên, từ đó có thể giảm bớt giá thành nguyên liệu đầu vào cũng như tối ưu chi phí, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.
– Nhựa đường Asphalt đóng vai trò là bột khoáng sẽ giúp tăng phần diện tích của bề mặt hỗn hợp cốt liệu, làm thay đổi cấu trúc của bitum và giúp gia tăng độ đặc của hỗn hợp, tạo ra kết cấu bền chắc hơn.
– Nhựa đường Asphalt trong vai trò là bitum sẽ kết hợp cùng với bột khoáng để tạo thành chất kết dính cốt liệu. Điều này giúp cho hỗn hợp có độ dẻo, tạo sự thuận tiện và linh hoạt trong quá trình thi công.
Như vậy, ở bất cứ vai trò nào thì nhựa đường Asphalt đều cho thấy được công dụng tuyệt vời của nó, thể hiện ưu thế nổi bật so với các loại nhựa đường truyền thống trước đây.
Phân loại nhựa đường Asphalt
Để phân loại nhựa đường Asphalt, người ta dựa vào 4 tiêu chí bao gồm: nhiệt độ, độ đặc, độ lớn của cốt liệu và hàm lượng đá dăm.
Theo nhiệt độ thi công, nhựa đường Asphal được chia thành 3 loại:
– Nhựa đường Asphalt nóng: thành phần có chứa bitum quánh 40/60, 60/70, 70/200 và sử dụng khi nhiệt độ hỗn hợp lớn hơn hoặc bằng 120 độ C.
– Nhựa đường Asphalt ấm: thánh phần có chá bitum lỏng mác 130/200 và bắt đầu rải cũng như làm đặc khi nhiệt độ hỗn hợp ở mức lớn hơn hoặc bằng 100 độ C.
– Nhựa đường Asphalt nguội lạnh: thường dùng bitum quánh 70/130, bắt đầu rải khi hỗn hợp ở nhiệt độ không khí lớn hoặc bằng 5 độ C.
Theo độ đặc hay còn gọi là độ rỗng dư, nhựa đường Asphalt được chia thành 3 mức độ là đặc (r = 3% – 6%), rỗng (r = 6% – 12%) và rất rỗng (r = 12% – 18%).
Theo độ lớn của cốt liệu, nhựa đường Asphalt được chia thành 2 loại là nhựa đường đặc nóng ẩm (BTNC 19, BTNC 12.5, BTNC 9.5, BTNC 4.75) và nhặ đường rỗng (BTNR 37.5, BTNR 25 và BTNR 19).
Theo hàm lượng đá dăm được chia thành 2 loại là nhựa đường Asphalt đặc nóng ấm và nhựa đường Asphalt nguội.
Phương pháp rải nhựa đường Asphalt
Trình tự các bước rải nhựa đường Asphalt nhằm tạo ra các công trình đạt chuẩn, giúp các nhà thầu dễ dàng giám sát tiến độ công trình bao gồm những công đoạn sau đây:
Bước 1: Khảo sát và xử lý hiện trường trước khi thi công
Trước khi tiến hành rải nhựa đường Asphalt, cần phải phá dỡ, di dời, oại bỏ vật cản và làm phẳng lớp mặt nền bằng một số máy móc, thiết bị hạng nặng để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình sau khi rải nhựa.
Bước 2: Lên phương án thi công
Ở bước này, kỹ sư phụ trách mỗi công trình có trách nhiệm phân loại và tính toán độ dốc phù hợp, khả năng thoát nước cũng như phân luồng phương tiện, máy móc trong quá trình thi công nhằm đảm bảo yếu tố kỹ thuật và độ dày mặt đường cho công trình.
Bước 3: Thi công lớp nền phụ
Lớp nền phụ hay còn gọi là đế phụ có vai trò cung cấp bề mặt ổn định trước khi tiến hành thi công rải nhựa đường lên trên cùng. Độ dày của đế, độ ổn định và độ đầm của nền là yếu tố thiết yếu quyết định độ bền cho bề mặt nhựa đường ở lớp trên cùng trong nhiều năm.
Bước 4: Rải nhựa đường Asphalt
Sau khi hoàn tất kiểm tra chất lượng của lớp nền phụ, nhựa đường Asphalt sẽ được rải dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc chuyên dụng. Ở bước này yêu cầu các công nhân phải theo dõi liên tục trong quá trình phun, rải nhựa đường, đồng thời cầm theo các dụng cụ như xẻng, bàn san để nhanh chóng xử lý các vị trí bị thiếu nhựa đường và phun dầu lên các bánh xe lu để tránh tình trạng nhựa bám vào bánh lu.
Bước 5: Lu lèn
Để làm phẳng và đầm chặt toàn bộ bề mặt công trình, cần phải lu lèn bằng các loại máy lu ở vận tốc thấp ngay khi nhiệt độ nhựa đường còn ở mức 130 độ C đến 140 độ C để đạt hiệu quả cao nhất cũng như loại bỏ hoàn toàn vết lồi của cốt liệu, tạo ra bề mặt đường nhẵn phẳng.
Ứng dụng của nhựa đường Asphalt
Hiện nay, nhựa đường Asphalt là vật liệu chính và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành xây dựng nhờ vào độ bền cao và đặc tính chống thấm vượt trội. Công dụng chính của nó là sản xuất ra bê tông nhựa đường, từ đó dùng để xây dựng đường bộ, rải đường sắt, lát nền, lát bề mặt cho các công trình thể thao, dân dụng. Bên cạnh các ứng dụng khác trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi.
Tùy thuộc vào điều kiện, thời tiết khí hậu cũng như tải trọng phương tiện di chuyển ở từng vùng miền, mà nhựa đường asphalt sẽ được thiết kế theo cấp phối khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của từng tuyến đường, cấp đường. Tại Việt Nam, nhựa đường Asphalt đang được sử dụng để thi công đường giao thông cấp 1, cấp 2 và đường liên huyện, liên tỉnh.
Nhựa đường Asphalt được sản xuất theo công nghệ rải nóng cũng như rải nguội, điều này tạo nên sự linh động trong vấn đề sản xuất cũng như thi công cho nhà thầu và thích hợp với mọi loại địa hình. Đồng thời giải quyết bài toán kinh tế đặt ra của chủ đầu tư cũng như nhà thầu thi công làm sao vẫn đảm bảo chất lượng công trình và tối ưu hóa chi phí.
Đơn vị rải nhựa đường Asphalt tiêu chuẩn
Trường An Pacific là đơn vị thi công rải nhựa đường Asphalt chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm thi công từ các công trình có quy mô từ nhỏ đến lớn trên khắp cả nước. Dưới sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại cùng đội ngũ công nhân có tay nghề vững, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối từ dịch vụ đến chất lượng thi công các công trình, đáp ứng ngay cả tiêu chuẩn khắt khe nhất với mức giá thành cạnh tranh.
Hy vọng bài viết trên đây của Trường An Pacific đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm nhựa đường Asphalt là gì, phương pháp thi công cũng như ứng dụng phổ biến của loại vật liệu này trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Nếu bạn đang cần một đơn vị rải nhựa đường Asphalt uy tín, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0906.991.692 để được tư vấn và báo giá nhé.
- Bậu cửa sổ là gì – Top 20 mẫu bậu cửa sổ đẹp giúp tô điểm thêm cho ngôi nhà
- Bảng giá tôn mạ màu mới nhất năm 2022
- [Khuyến mãi tháng 10] 10/10 Siêu Hội Ngày Đôi – Nhận Quà Gấp Bội
- Cầu thang cắt góc là gì ? Một số lưu ý khi xây dựng cầu thang cắt góc
- Nhiệt năng là gì ? Ứng dụng của nhiệt năng trong đời sống sản xuất