Cách đổ bê tông móng băng, móng đơn, móng vuốt.
Đối với móng băng móng vuốt. Độ sụt thường dùng là khoảng từ 8-10 Cm. Khi độ sụt cao sẽ rất khó thi công, do phần móng có một phần vuốt không được ghép ván khuôn. Nên khi đó bê tông độ sụt cao quá sẽ rất khó thi công và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Đối với móng này nếu có thể nên đổ bê tông làm hai lượt. Lượt đầu dải bê tông gần đến cổ dầm trên và tiến hành đầm thật kỹ. Lượt hai dải hết phần dầm ở trên. Như vậy sẽ đảm bảo cấu kiện bê tông được đặc chắc và có chất lượng tốt nhất.
Đối với móng này không nên để phần vuốt quá cao. Phần vuốt cao sẽ khó thi công và thi công rất khó đảm bảo được chất lượng cấu kiện.
Đối với một số công trình có yếu tố nước ngoài thì phần vuốt cũng bắt ghép ván khuôn. Nếu ghép được hết như vậy thì chất lượng thi công rất đảm bảo.
Cách đổ bê tông móng bè, móng cột, móng đài.
Đối với cấu kiện này thì độ sụt nên ở mức từ 10-14 cm. Độ sụt này sẽ đảm bảo được điều kiện bơm và đầm chặt cấu kiện một cách tốt nhất
Đối với móng xây phải chú ý thời gian xây móng trước khi đổ bê tông ít nhất là 3 ngày. Và phải được chống cẩn thận lại. Vì móng xây mà khi bị bục sẽ rất khó khắc phục.
Đối với móng ghép ván khuôn thép và gỗ, thì móng này chỉ cần chú ý cây chống cho chuẩn chỉ.
Các phương pháp đổ bê tông móng.
Đổ bằng xe rùa.
Đối với một số công trình nhỏ, và dùng phương pháp trộn thủ công thì có thể dùng phương pháp này. Đối với phương pháp này nhà thầu thi công cần chuẩn bị các cầu bằng tre hoặc gỗ để cho xe rùa có thể di chuyển dễ dàng.
Đổ bằng bơm tĩnh.
Phương pháp này thường dùng những nơi mà xe bê tông khó có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là có thể tiếp cận được gần như mọi địa hình, mọi vị trí.
Phương pháp này chỉ cần khảo sát kỹ chiều dài đường ống, Để có thể lên phương án trộn bê tông có độ sụt và lượng đá phù hợp.
Đổ bằng bơm cần.
Đây là phương pháp nhanh gọn và tiết kiệm công lao động nhất. Nhưng với phương pháp này thì cần phải có mặt bằng đủ rộng để xe bơm và xe bê tông có thể tiếp cận được.