Bạn đã từng nhìn thấy, nghe thấy hoặc là chính trong ngôi nhà của bạn có tường nhà hay mái nhà bị nứt? Sơn tường một thời gian bị bong tróc trong khi bạn đã dùng sơn loại tốt? Hay đơn giản tường nhà bạn bị mốc sau những trận mưa nồm?
Để tìm được nguyên nhân chính xác, cần phải đặt trong mỗi trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên có 1 nguyên nhân cực kỳ quan trọng mà chúng ta thường vô tình bỏ qua, đó là do việc lựa chọn xi măng chưa phù hợp.
Hình ảnh: Một số trường hợp thường gặp trong ngôi nhà của bạn.
Để giải thích cho vấn đề này, chúng ta cần hiểu rõ về quan niệm từ xưa đến nay tại Việt Nam của một bộ phận người dân trong xây dựng công trình, đó là quan điểm: “Khi dùng xi măng để đổ bê tông móng nhà, mái nhà, dầm xà trụ cột, thường chọn xi măng có tốc độ đông kết càng nhanh càng tốt?”
Nhưng thực tế thì không hẳn là xi măng đóng rắn nhanh đã tốt: Xi măng cũng như những thứ khác thường theo nguyên tắc “chậm mà chắc”, “dục tốc thì… khó đạt chất lượng bền vững về lâu dài”.
Tại sao xi măng cần thời gian đông kết hợp lý?
- Xi măng đông kết với thời gian hợp lý sẽ dễ thi công, dẻo dai, hạn chế được co ngót (ít co ngót) so với xi măng có thời gian đông kết quá nhanh, như vậy sẽ hạn chế được vết nứt tế vi trong bê tông, cũng như trong xây trát. Khi hạn chế được các vết nứt tế vi sẽ giúp công trình của bạn bền chắc hơn, ổn định hơn, không nứt, gãy.
- Xi măng đông kết nhanh làm cho tường bị bong tróc, rộp: Cũng do việc sử dụng nhiều khoáng chất không có lợi và chưa triệt tiêu được nước vôi tiết ra trong quá trình đóng rắn, theo thời gian, nước vôi này bị đẩy ra khỏi khối bê tông, vữa xây tại một số vị trí tiếp giáp hoặc vết nứt, tạo nên hiện tượng tường bị bong tróc, rộp… dù cho công trình đã sử dụng sơn tốt tường vẫn bị hỏng, nguyên nhân là bị phá từ bên trong.
- Xi măng đông kết nhanh thường tỏa nhiệt lớn, làm cho bê tông nở và co nhiệt lớn trong quá trình đóng rắn, đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các vết bề mặt hoặc nứt tế vi trong khối bê tông mà mắt thường không nhìn thấy được. Xi măng tỏa nhiệt lớn là do nó có nhiều khoáng 3CaO.SiO2 (C3S) và đặc biệt là khoáng C3A và thiếu một số phụ gia đặc biệt hạn chế việc tỏa nhiệt trong quá trình đóng rắn.
Do vậy, để giải quyết được vấn đề cho công trình không bị bong tróc, rộp, nứt,… trước tiên cần quan tâm đến những đặc tính kỹ thuật của xi măng. Xi măng cần hạn chế tối đa các vết nứt tế vi, bằng cách hạn chế tốc độ đông kết quá nhanh, và hạn chế được sự tiết nước vôi, hạn chế tối đa sự co ngót, tỏa nhiệt.
Trên Thế giới, người Mỹ và các nước tiên tiến đều đã hiểu rất rõ vấn đề thời gian đông kết nhanh-chậm của xi măng, nên họ sử dụng xi măng có thành phần khoáng và phụ gia hợp lý, có tốc độ đông kết phù hợp xây dựng những công trình lớn như sân bay, cầu cảng, đường xá… để đạt được chất lượng bền chắc và trường tồn.
Một số công trình nổi tiếng được xây dựng từ xi măng của MỸ
Thư viện, Học viện Phillips Exeter, Exeter, New Hampshire, Louis Kahn, 1965-72. Ảnh: Iwan
Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Dhaka, Bangladesh, Louis Kahn, 1962-83. Ảnh: Raymond Meier
(Đảo Roosevelt – trước đây là Đảo phúc lợi) Franklin D. Roosevelt Four Freedoms Park, New York, 1973-2012, Louis Kahn Franklin D. Roosevelt Four Freedoms Park. Ảnh: Paul Warchol
Hình ảnh: Cầu Mackinac, Khai trương vào năm 1957, 26.372-foot-dài (4,995 mi; 8,038 km) (ảnh Internet)
Sử dụng xi măng CÔNG NGHỆ MỸ để xóa tan nỗi lo lắng nhà nứt mái, nứt tường, bong tróc.
Những công trình tại Mỹ đã được chứng minh trong quãng thời gian dài theo năm tháng (từ những năm 1960), Là bằng chứng tin tưởng nhất dành cho các chuyên gia, nhà thầu xây dựng, các bạn xây nhà… vững tin sử dụng Xi măng Thành Công – xi măng sử dụng công nghệ Mỹ với những đặc tính ưu việt nhất để kiến tạo nên những công trình bền đẹp, trường tồn với thời gian.
Bài viết trên đây, VatLieuSo đã cập nhật cho bạn thông tin về “Tại sao nhà bị nứt tường, nứt mái? Tại sao tường bị rộp bong tróc? Tại sao tường bị mốc?❤️️”. Hy vọng qua bài viết “Tại sao nhà bị nứt tường, nứt mái? Tại sao tường bị rộp bong tróc? Tại sao tường bị mốc?” sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin về “Tại sao nhà bị nứt tường, nứt mái? Tại sao tường bị rộp bong tróc? Tại sao tường bị mốc? [ ❤️️❤️️ ]”.
Bài viết “Tại sao nhà bị nứt tường, nứt mái? Tại sao tường bị rộp bong tróc? Tại sao tường bị mốc?” được đăng bởi vào ngày 2022-06-24 01:12:14. Cảm ơn bạn đã đọc bài.