SCR là gì – Ngành điện điện tử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Đặc biệt khi công nghệ ngày càng phát triển thì vô số các loại thiết bị điện đã được sản xuất và đưa vào ứng dụng rộng rãi.
Trong số các thiết bị điện có ứng dụng cao ấy không thể không kể đến SCR- một thiết bị bán dẫn điện nhiều lớp với rất nhiều tính năng ưu việt. Vậy, thế nào là SCR, hiện nay có những loại SCR nào, ưu nhược điểm của nó ra sao và những ứng dụng của SCR trong cuộc sống sẽ được Vật Liệu Số đề cập trong bài viết dưới đây.
SCR được định nghĩa là gì ?
SCR là một thiết bị điện được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vì thế đoạn viết sau đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về khái niệm của SCR.
SCR là viết tắt của Silicon Controlled Rectifier và hay còn được gọi với cái tên khác là Thyristor. Đây là một linh kiện bán dẫn nhiều lớp silicon được chế tạo với chức năng của một khóa điện tử có điều khiển. SCR gồm có 3 chân, đó là Anot, Katot và cực điều khiển trung tâm G.
Khi có dòng điện đi qua cổng tín hiệu, SCR sẽ được kích hoạt để hoạt động. Khi đó, SCR sẽ dẫn dòng điện đi từ chân Anot sang chân Katot. Đặc biệt, SCR là linh kiện dẫn điện đơn, điều đó có nghĩa là nó chỉ dẫn dòng điện đi theo một hướng duy nhất.
Tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa SCR và diode chỉnh lưu. Thực chất thì SCR có nhiều tính năng hơn một diode chỉnh lưu. Tùy vào việc dòng điện kích hoạt vào từng cổng của SCR khác nhau mà nó sẽ hoạt động như một diode chỉnh lưu hoặc một công tắc điện mạch hở.
Ngày nay có những loại SCR phổ biến nào?
Hiện nay, bằng việc áp dụng nhiều công nghệ hiện đại nên trên thị trường đã cho ra đời một số loại SCR thông dụng sau:
– SCR có điều khiển silic.
– SCR có cổng tắt hay (GTO).
– SCR dẫn điện ngược.
– SCR với Triode hai chiều.
– SCR có tính năng điều khiển pha hai chiều (BCT).
– SCR chuyển đổi nhanh dòng điện.
– SCR được tích hợp cổng (IGCT).
………
SCR có những ưu điểm và nhược điểm gì
Được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay tuy nhiên SCR cũng có những ưu điểm cũng như nhược điểm rất riêng.
– Trước hết là những ưu điểm của SCR:
+ SCR có khả năng dẫn dòng điện có cường độ và công suất lớn. Vì thế nó được sử dụng ở những nơi có nhiều thiết bị điện khác nhau.
+ Dẫn được dòng điện có cường độ lớn nhưng SCR có thể được bảo vệ và kiểm soát bằng cầu chì. Vì thế khi sử dụng SCR sẽ ít xảy ra tình trạng chập cháy nguồn điện.
+ Cách sử dụng cũng như kiểm soát vô cùng đơn giản mà chi phí của nó lại tương đối thấp.
+ Đặc biệt SCR cũng có thể dẫn được dòng điện xoay chiều.
– Tuy nhiên một số nhược điểm của SCR mà người đọc cần biết đó là:
+ Nếu trong mạch điện xoay chiều thì người dùng phải theo dõi để bật SCR trong mỗi chu kỳ. Bởi bộ chỉnh lưu khiển silic của SCR chỉ là thiết bị một chiều nên nó chỉ có thể điều khiển cường độ dòng điện bằng nguồn một chiều trong nửa chu kỳ của nguồn xoay chiều.
+ Không thể sử dụng SCR ở tần số cao.
SCR có những ứng dụng nào trong cuộc sống?
SCR đang dần trở thành thiết bị điện quen thuộc với nhiều người bởi những ứng dụng của nó như sau:
– SCR có tính năng duy trì dòng dẫn chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được kích hoạt nên nó được ứng dụng chủ yếu trong các hệ thống báo động, mạch điện bảo vệ quá áp…
– Bên cạnh đó SCR còn được sử dụng để điều khiển dòng điện trong các mạch điện điều áp một pha và ba pha nhờ khả năng dẫn truyền dòng điện thông qua cực G của SCR.
Có thể nói, SCR ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Trong tương lai, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì SCR sẽ được cải tiến nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Vì thế tùy vào mục đích sử dụng mà bạn hãy chọn cho mình các loại SCR phù hợp nhất nhé!