PLC là gì

PLC- ỨNG DỤNG HIỆN ĐẠI TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA

Ngày nay, ngành công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Khác với các ngành khác, ngành công nghệ thông tin cực kì rộng lớn, phát triển cực nhanh, đến mức mỗi ngày trôi qua ta có khả năng lạc hậu so với hôm trước. Như chúng ta đã biết, đây là ngành làm việc với máy tính hay các thiết bị công nghệ liên quan đến máy tính với mục đích cải thiện nhu cầu của thế giới và con người

Bạn là dân công nghệ thông tin? Chắc hẳn bạn không thể không biết đến PLC. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ PLC là gì chưa? Ứng dụng PLC trong thời đại phát triển công nghệ hiện nay như thế nào? Có lẽ đây là điều mà nhiều bạn sinh viên, kỹ sư mới ra trường thắc mắc.

PLC là gì ?

PLC là tên viết tắt của Programmable logic controller, tạm dịch tiếng Việt là Bộ điều khiển logic có khả năng lập trình được.

PLC là thiết bị điều khiển có khả năng lập trình được cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình được thiết lập mặc định. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một chuỗi trình tự các sự kiện từ đơn giản đến phức tạp. Các sự kiện này được đưa tín hiệu đầu vào thông qua digital hoặc analog, tùy thuộc vào nhu cầu thuật toàn cũng như nhu cầu người dùng.

Có 2 ngôn ngữ lập trình cho PLC là Ladder và State Logic

PLC ra đời thay thế chuỗi hệ thống điều khiển cũ như relay, tiếp điểm, nút nhấn. Thay vào đó, PLC sẽ sử dụng các tiếp điểm ảo giúp người sử dụng có thể dễ dàng thay đổi, lập trình và hiệu chỉnh phù hợp cho các nhiệm vụ khác nhau trong thực tế. Hoạt động của PLC theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi đầu vào xuất hiện sự thay đổi thì đầu ra sẽ thay đổi theo.

Cấu trúc chính của một bộ PLC

Một bộ PLC đều bao gồm các thành phần chính là:

+ Bộ nhớ chương trình RAM bên trong ( có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM)

+ Bộ sử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC.

+ Các MODUL vào và ra

Các đơn vị lập trình nối với PLC qua các cổng như: RS232, RS422, RS485,…

Ngoài ra , một bộ PLC hoàn chỉnh không thể thiếu một đơn vị lập trình bằng tay hoặc máy. Hầu hết, các đơn vị lập trình cơ bản đều có đủ RAM để chứa chương trình dưới dạng hoàn thiện hoặc bổ sung. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc đọc, viết và kiểm tra chương trình.

Nguyên lý hoạt động của PLC

Các hoạt động bên trong PLC được điểu khiển bởi CPU. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm duyệt chương trình được chứa bên trong bộ nhớ, sau đó lần lược thực hiện từng lệnh trong chương trình theo thứ tự.

Khi sự kiện được kích hoạt thật sự, tín hiệu tự động đưa về các cổng input. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục chạy theo chương trình vòng lặp do người sử dụng lập trình sẵn, chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại thời điểm đã lập trình.

Toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được lưu trong bộ nhớ.

PLC hiện nay có nhược điểm như thế nào?

Nhằm khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển bằng Relay, con người đã chế tạo ra bộ PLC với những nhược điểm sau:

  • Lập trình dễ sử dụng, ngôn ngữ lập trình dễ đọc
  • Gọn nhẹ, bảo quản, sửa chữa dễ dàng
  • Dung lượng bộ nhớ lớn, đủ để chứa những chương trình phức tạp
  • Hoàn toàn phù hợp trong môi trương công nghiệp, được nhiều đơn vị tin cậy
  • Có thể giao tiếp với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, Modul mở rộng
  • Gía cả hợp lý, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận

Ứng dụng thực tế

Bộ lập trình PLC được mọi người ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tự động hóa, phục vụ cho nhiều ngành với hàng loạt các máy móc như: cấp nước, xử lý nước thải, giám sát nặng lượng, giám sát hệ thống điện, máy đóng gói, máy đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, hệ thống bộ giám sắt trong dây chuyền sản xuất,…

Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về PLC và các ứng dụng rộng rãi của nó.