Nhà lắp ghép giá bao nhiêu tiền 1m2
Nhà lắp ghép là gì
Nhà lắp ghép hay còn gọi là nhà khung thép, được lắp ghép từ những bộ phận riêng rẻ. Tất cả các kết cấu, phụ kiện của ngôi nhà như cột, dầm, mái, tường… đều được tính toán và sản xuất chính xác theo từng mô đun. Sau khi hoàn thiện sẽ được tiến hành lắp ghép, những booh phận tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh sẽ được liên kết với nhau bằng vít và bu lông.
Nhà lắp ghép được sản xuất ra nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho gia chủ cũng như kinh phí xây mà. Sản phẩm sau khi hoàn thiện vẫn được đảm bảo các yêu cầu về độ chắc chắn và an toàn.
Các mẫu nhà lắp ghép được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình khác nhau. Với nhiều ưu điểm vượt trội và sự linh hoạt trong ứng dụng đã khiến nhà lắp đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Quy trình thi công nhà lắp ghép
Khi tìm hiểu về nhà lắp ghép chắc chắn mọi người sẽ thắc mắc về quy trình thi công để tạo ra được sản phẩm mà nhìn thoáng qua không ai nghĩ đó là nhà lắp ghép đúng không nào?
Giai đoạn thi công móng nhà lắp ghép
Làm nhà lắp ghép thì phần móng được thi công như thế nào? So với móng nhà truyền thống thì có gì khác biệt? Câu trả lời đó là, móng nhà lắp ghép không khác gì so với móng nhà truyền thống. Chỉ có một điểm khác nhỏ đó là khi thi công móng nhà lắp ghép bạn có thể giản bớt số lượng cọc bê tông cốt thép hoặc không nhất thiết phải tốn quán nhiều nhân công cho việc nhồi cọc bởi chúng ta không cần nhồi cọc quá sâu.
Khác với móng nhà được thi công theo phương pháp truyền thống là phải gánh trọng lượng cho cả ngôi nhà. Còn những ngôi nhà được làm từ khung thép và tấm vách ngăn hoặc bê tông nhẹ thì trọng lượng công trình được giảm đi, vì vậy móng nhà không phải gánh một trong lượng quá lớn.
Giai đoạn lắp ráp khung thép
– Thi công, lắp ráp phần khung thép cho căn nhà đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy rằng tiến độ thi công nhanh chóng nhưng quá trình thi công lại mất khá nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi độ tỉ mỉ, chính xác cao. Trước khi thi công nhà lắp ráp, nhà thầu sẽ phải tiến hành khảo sát địa hình, lên phương án thi công và thống nhất phương án với chủ đầu tư. Tất cả những thông số kĩ thuật cho từng tầng, từng hạng mục, cao bao nhiêu, rộng bao nhiêu… đều được hiển thị rõ ràng trên bản thiết kế.
– Dựa vào kích thước thực tế cùng phương án thống nhất với khách hàng mà phía bộ phận thiết kế của nhà thầu sẽ hoàn thiện vùa đưa ra bản thiết kế cuối cùng. Và chủ đầu tư là người thông qua cuối cùng cho bản thiết kế ấy trước khi đưa vào thi công. Dù bạn có phải người trong ngành hay không thì khi nhìn vào bản thiết kế chi tiết ấy phần nào bạn cũng hình dung được tổng thể hình dáng ngôi nhà trong tương lai của mình. Bởi vì trên bản thiết kế đã thể hiện rõ hình dáng và toàn bộ khung nhà sau khi được lắp ráp với nhau.
– Dựa vào bản vẽ chính thức cuối cùng ấy, đơn vị nhà thầu sẽ tiến hành công đoạn gia công khung thép theo đúng kích thước thể hiện trên bản vẽ.
– Sau khi gia công xong, những cấu kiện được chia thành nhiều phần nhỏ và được vận chuyển đến công trường xây dựng để lắp ráp.
– Trong quá trình lắp ráp, hệ thống cột trụ chính của nhà lắp ghép sẽ được lắp với móng nhà bằng những chiếc bu lông chuyên dụng để neo móng. Sau khi dựng xong cột chính, công nhân sẽ tiến hành lắp ráp dầm, xà ngang. Tất cả các vật liệu khung thép đều được gắn kết với nhau bằng bulong chuyên dụng sau đó hàn lại cho cắc chắn.
Tất cả khung thép của nhà lắp ghép đều được lắp ráp, thi công trọn vẹn từ phần móng lên đến tầng trên cùng. Công nhân chỉ việc lắp chồng cột lên với nhau. Nhà bao nhiêu tầng thì chồng lên bấy nhiêu cột. Chứ không phải đổ cột rồi đổ bê tông mái từng tầng một như cách xây nhà truyền thống bằng gạch và xi măng.
– Tiếp theo là làm tường cho căn nhà lắp ghép. Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích của gia chủ mà chọn vật liệu làm tường cho phù hợp. Có thể là làm tường bằng cách xây gạch, làm tường bằng các vách chuyên dụng… Nhưng thực tế hiện nay, hầu hết các gia đình khi đã lựa chọn xây nhà lắp ghép thì họ sẽ chọn những vật liệu nhẹ để làm tường, chỉ dùng bê tông để đổ sàn mà thôi.
– Làm mái nhà: Vật liệu để lợp mái hiện nay cũng rất đa dạng, có thể là ngói, tôn thường, tôn chống nóng… Tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế mà bạn chọn cho ngôi nhà của mình loại mái lợp thích hợp.
– Hoàn thiện phần nội thất bao gồm làm sàn nhà, làm cầu thang, sơn trang trí, lắp đặt thiết bị nhà bếp, thiết bị vệ sinh…
Các thông số kĩ thuật nhà lắp ghép cần nắm rõ
Khi tiến hành thi công nhà lắp ghép, công nhân sẽ dựa vào các thông số, kích thước được hiển thị trên bản thiết kế:
– Chiều dài công trình: Chiều dài công trình là gì? Chiều dài công trình được tính bằng khoảng cách từ đầu tường này đến đầu tường kia. Trên thực tế và theo kinh nghiệm của chúng tôi, chiều dài chính xác nhất là dựa vào chiều dài của mảnh đất sẽ xây dựng và các nhu cầu, kế hoạch và mục đích xây dựng.
– Chiều cao công trình: Chiều cao của nhà lắp ráp được hiểu là khoảng cách từ mặt nền hoàn thiện cho đến điểm thấp nhất của đuôi mái. Mỗi một ngôi nhà có chiều cao vừa phải, hợp lý sẽ mang đến sự cân đối cho công trình.
– Chiều rộng công trình: Chiều rộng của nhà lắp ghép là con số được tính từ mép tường bao ngoài này đến mép tường bao ngoài kia. Hay nó còn được gọi với tên Khẩu độ khung kèo.
– Độ dốc mái: Độ dốc mái của nhà lắp ghép nói riêng và nhà ở nói chung được hiểu là góc nghiêng được tạo bởi mặt phẳng và mái nhà. Độ dốc mái quyết định đến độ dốc nước khi trời mưa. Thông thường, độ dốc của mái nhà thường được xây dựng ở mức 10 – 15 %
– Bước cột: Trong xây dựng, bước cột là khái niệm được định nghĩa bởi khoảng cách bố trí cột theo phương dọc của công trình xây dựng. Lựa chọn được cách bố trí cột nhà hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí cũng như mang đến vẻ đẹp thẩm mĩ cho công trình xây dựng.
Nhà lắp ghép có những ưu điểm gì
Nhà lắp ghép mang trong mình nhiều ưu điểm so với nhà truyền thống cho nên nó được ứng dụng rộng rãi với nhiều công trình khác nhau và rất quen thuộc với chúng ta như:
– Trong công nghiệp: người ta dùng nhà lắp ghép để làm nhà xưởng, nhà kho, khu chế biến…
– Trong thương mại: Nhà lắp ghép cũng được ứng dụng làm những công trình thương mại vừa và lớn như: văn phòng điều hành, siêu thị, nhà hàng, nhà trung bày, nhà triển lãm,…
– Trong các công trình công cộng: nhà lắp ghép được ứng dụng để làm trường học, bệnh viện, nhạ thí nghiệm, khu trông giữ xe, trung tâm thể thao, thể dục thể hình…
– Một số công trình xây dựng khác: Nhà lắp ghép còn được ứng dụng rộng rãi để làm trang trại, nhà chờ ở bến xe, bến xe bus, sân bay…
Chi phí làm nhà lắp ghép bao nhiêu tiền 1m2
Giá nhà lắp ghép thông thường sẽ tính trên đơn vị mét vuông. Giá nhà lắp ghép chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như quy mô, vật liệu, đơn vị thi công… Do đó, dưới đây là thông tin báo giá thi công nhà bê tông nhẹ lắp ghép. Ngoài ra còn giá nhà lắp ghép theo từng kiểu, bạn hãy liên hệ với các đơn vị thi công để được tư vấn rõ hơn.
Giá nhà lắp ghép khung thép mới nhất
Mức giá nhà lắp ghép khung trọn gói dao động từ 1.400.00 – 1.500.000đ/m2, tùy thuộc vào đặc điểm của từng công trình.
Giá tường nhẹ lắp ghép mới nhất
Giá tường lắp ghép hiện nay có giá khoảng 580.000đ/m2 trọn gói. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá sơ bộ, bởi giá thực tế có thể được điều chỉnh theo quy mô từng công trình.