Gỗ dăm là một thành phần để tạo nên một loại ván gỗ công nghiệp cùng tên được con người sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực nội thất hiện nay, đặc biệt nó là lựa chọn hàng đầu của các gia đình trẻ tuổi và hiện đại. Việc tiêu thụ chất liệu này đem đến rất nhiều lợi ích to lớn không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với đất nước. Hãy cùng Vật Liệu Số tìm hiểu rõ hơn về gỗ dăm để hiểu tại sao nó đã và đang là xu hướng thiết kế của toàn cầu trong bài viết sau đây nhé !
Khái niệm gỗ dăm là gì
Những mẩu nhỏ mùn cưa, vụn gỗ bị sót lại trong quá trình chế biến gỗ có kích thước dưới 3cm được gọi là gỗ dăm. Các vụn này trộn với keo và ép máy bằng nhiệt độ cao và áp suất lớn để cho ra những tấm ván gỗ dăm phục vụ cho mục đích sử dụng mới.
Gỗ dăm thường được làm từ vụn của nhiều loại gỗ khác nhau (bạch đàn, cây thông, cây keo, cây cao su,…) Phần bề mặt được tráng lớp phủ bằng các chất liệu: melamine, acrylic,…
Thành phần cấu tạo gỗ găm
Nguyên liệu dùng để sản xuất cốt gỗ là vụn gỗ, mùn cưa, phoi bào, vỏ bào của các loại gỗ cây. Ngoài ra người ta còn sử dụng thêm những thành phần khác ( than cây rơm rạ, xác mía,…). Đây là các loại thực vật chứa các chất rắn ( có thành phần hóa học như lignin, xenlulozo,..) không tan trong nước, có tác dụng tăng tính bền chặt của gỗ dăm.
Sản xuất được gỗ dăm người ta sẽ tiến hành nén và ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để trở thành ván gỗ dăm thành phẩm. Ván gỗ dăm thường có thành phần cấu tạo gồm: 80% là vụn gỗ, khoảng 10% là keo kết dính và khoảng 10% là nước. Khối lượng nước sẽ giảm nếu thêm các thành phần cụ thể theo từng công năng.
Các thành phần thêm vào này sẽ làm tăng lên chất lượng cho ván tùy theo chức năng riêng. Xi măng, thạch cao để tăng tính chịu nhiệt. Melamine làm tăng khả năng chống thấm, lan nước gây tình trạng ẩm, mốc.
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ dăm
Dù gỗ dăm được sử dụng rất phổ biến và tối ưu hiện nay, nhưng nó cũng có những ưu và nhược điểm khiến người sử dụng phải cân nhắc trước khi lựa chọn.
Ưu điểm
Giá thành rẻ so với các loại gỗ, ván tự nhiên và công nghiệp trên thị trường.
Khả năng chịu lực tốt, bền về tính vật lý.
Nội thất gỗ dăm được phủ lớp bề mặt với những đường vân và màu sắc tự nhiên nhìn khá giống với chất liệu gỗ tự nhiên, mang lại trải nghiệm thẩm mỹ cao.
Thân thiện với môi trường vì tái sử dụng được chất vụn của gỗ. Đồng thời nó còn có khả năng tự phân hủy.
Các sản phẩm làm từ gỗ dăm khá nhẹ, bám vít tốt nên dễ dàng trong khâu vận chuyển, lắp đặt, thi công.
Nhược điểm
Do thành phần là các mảnh vụn gỗ nén ép lại nên độ bền sẽ không thể so sánh được với gỗ tự nhiên và các loại ván công nghiệp khác.
Các nơi hay xảy ra va đập ( cạnh, góc bàn, tay nắm,…) sẽ dễ bị sứt mẻ, hư hỏng.
Nếu không bảo quản cẩn thận và đúng cách thì tuổi thọ sẽ rất kém vì dễ bị giãn nở, ẩm mốc.
Ứng dụng của gỗ dăm
Như đã đề cập ở trên, dăm gỗ được sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công đồ nội thất. Ván gỗ dăm có thể làm thành hầu hết các sản phẩm cần thiết theo yêu cầu của khách hàng như: bàn ăn, bàn học tập, bàn làm việc, bàn trang điểm, tủ đựng giày, cánh cửa, tủ bếp, khung tranh,….
Lưu ý trong quá trình sử dụng
Không nên để các vật dụng làm từ gỗ dăm ở môi trường nhiều độ ẩm. Nên đặt ở vị trí khô ráo, khô thoáng.
Không nên đặt đồ vật có khối lượng lớn trên bề mặt gỗ dăm. Gỗ dăm có độ chịu lực khá thấp nên sẽ gây ra tình trạng nứt gãy.
Nên sử dụng khăn có độ ẩm vừa phải để lau chùi bề mặt gỗ và sau đó vệ sinh lại bằng khăn khô để giảm thiểu tình trạng bề mặt gỗ hút nước gây ẩm mốc, giãn nở, cong vênh.
Từ các thông tin này, hy vọng bạn có thể đưa ra được những quyết định phù hợp với nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính và có cái nhìn chuyên sâu hơn để có những chiến lược kinh doanh tối ưu. Chúc các bạn thành công!