Memory – Bộ nhớ là thành phần quan trọng của một thiết bị điện tử, bao gồm RAM và ROM. Có vai trò lưu trữ những thông tin hoạt động của thiết bị điện tử trong suốt quá trình sử dụng. Hiện nay, bộ nhớ Flash thường được sử dụng phổ biến, Flash là một biến thể của EEPROM. Tuy được cải tiến hơn EEPROM, nhưng trong nhiều trường hợp, Flash không thể thay thế cho EEPROM.
EEPROM là gì?
EEPROM có tên tiếng Anh là Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory, thuộc ROM – Read Only Memory, bộ nhớ chỉ đọc. Nói rõ hơn, bộ nhớ ROM này chỉ có chức năng đọc mà không có chức năng ghi dữ liệu vào khi hệ thống vận hành.
Khác hẳn với RAM, ROM có thể duy trì được các thông tin đã được đọc trên ROM, cho dù nguồn điện đã mất. Ngoài ra, ROM còn được dùng để lưu giữ mã của chương trình điều hành và dữ liệu mặc định của hệ thống. ROM có nhiều loại như PROM, EAROM, EPROM, EEPROM.
EEPROM được xem là thế hệ sau cùng được cải tiến nhiều tính năng hơn so với những thế hệ ROM trước đây. EEPROM có khả năng xoá thông tin bằng tia UV, xoá bằng điện.
Chi tiết về EEPROM
EPPROM được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn, hiện nay còn có tên gọi khác là Flash Flash. So với chip EPROM, EEPROM khi sửa đổi thông tin hay lập trình lại không cần phải gỡ bỏ khỏi máy tính hay thiết bị điện tử. Tuy nhiên, một chip EEPROM sẽ không có tuỳ chọn xoá chọn lọc, nghĩa là phải được xoá và lập trình lại toàn bộ.
Do đó, tuổi thọ của Chip EEPROM cũng phụ thuộc vào số lần lập trình lại, được giới hạn trong khoảng hàng chục hay hàng trăm ngàn lần. Vì thế, khi thiết kế chip EEPROM, vấn đề tuổi thọ cần được cân nhắc kỹ càng.
Ngày nay, bạn sẽ thường nghe đến bộ nhớ Flash hơn là EEPROM, bởi nó là một dạng biến thể của EEPROM. Nó có thể xoá và lập trình lại bằng cách sử dụng điện áp PC bình thường.
Khả năng của EEPROM đó là đọc, viết và xoá các byte một cách đơn lẻ. Logic điều khiển của nó được trình bày theo cách để cho tất cả các byte đều được truy cập riêng lẻ, đảm bảo phù hợp và thuận tiện cho nó thực hiện chức năng đọc, viết hay xoá.
Một số chip EEPROM được cải tiến hơn, có chức năng xoá bằng điện mà không cần đèn UV. Chúng còn được cho phép xoá các vùng nhỏ hơn, nếu không phải là từng byte riêng lẻ và cũng cho phép chúng ghi được bởi cùng một mạch được sử dụng. Bên cạnh đó, một số chip EEPROM sẽ mất 1-10ms để ghi một byte và 5-50ms để xóa.
Trên một số vi điều khiển họ Arduino thường có EEPROM, dưới đây là một vài thông số chip EEPROM được sử dụng phổ biến:
1024 byte trên ATmega328
512 byte trên ATmega168 và ATmega8
4 KB trên ATmega1280 và ATmega2560
Sự khác nhau giữa EEPROM và Flash
Flash là một dạng biến thể của EEPROM, được cải tiến nhiều hơn về công nghệ và chức năng. Do đó, chúng thích hợp được sử dụng trong những trường hợp riêng biệt. Không phải ứng dụng Flash hay EEPROM đều tốt trên một mạch thiết bị.
Trong một số bộ điều khiển vi mô, sử dụng EEPROM sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với Flash. Bởi EEPROM có thể xoá đơn lẻ từng byte mà không cần phải dùng thêm RAM để ghi nhớ lại nội dung như chip Flash.
So với ROM, Flash hoàn toàn có khả năng đọc dữ liệu một cách nhanh chóng cùng hiệu suất lập trình của một EEPROM. Do Flash là một biến thể của EEPROM.
Flash có phạm vi lưu trữ từ vài GB cho đến hàng trăm GB, trong khi đó EEPROM được dành riêng cho việc lưu trữ mã vĩnh viễn trong các chip điện tử, có phạm vi chỉ từ KB cho đến một vài MB.
Kết luận về EEPROM
Qua những thông tin trên đây, bài viết đã cung cấp phần nào những thông tin hữu ích về chip EEPROM, giúp bạn nắm được một số kiến thức về hoạt động của chip điện tử.