Để có được những con đường nhựa đẹp, lưu thông an toàn. Thì phải trải qua nhiều quy trình khác nhau với nhiều công đoạn cầu kỳ.
Vậy đã bao giờ các bạn có thắc mắc quy trình làm đường nhựa như thế nào không? Để có thể giải đáp được thắc mắc trên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Để hiểu rõ hơn các quy trình tạo được ra một con đường nhựa.
ĐƯỜNG NHỰA LÀ GÌ?
Đường nhựa là đường được làm bằng nhựa. Đây là chất lỏng được nung nóng và khi nguội chúng sẽ tạo thành chất rắn với độ nhớt cao có màu đen.Thành phần của đường nhựa gồm nhiều chất hóa học khác nhau. Nhựa đường chúng được tách ra từ phần dầu thô và có quy trình chưng chất phân đoạn trong môi trường chân không.
Có thể nói ứng dụng lớn và phổ biến nhất của nhựa đường. Chính là sản xuất ra loại bê tông atphant để rải lên bề mặt đường. Và chúng chiếm khoảng 80% là toàn bộ lượng nhựa đường cùng với nhiều loại thương phẩm khác nhau.
Ngoài ra chúng còn có một số ứng dụng như làm thuốc xịt cho động vật. Và được xử lý cột hàng rào cho các công trình xây dựng thêm phần chắc chắn.
PHÂN LOẠI NHỰA ĐƯỜNG
NHỰA ĐƯỜNG ĐẶC
Trong nhựa đường đặc sẽ được phân chia làm hai loại khác nhau. Đó là nhựa đường đặc bittum chúng có nguồn gốc từ đầu hỏa. Và nhựa đường đặc hắc ín chúng có nguồn gốc từ than đá và nhựa bittum. Chúng được sử dụng phổ biến hơn trong ngành xây dựng là dạng đặc quánh có màu đen.
Nhựa đường khi được đun nóng ở nhiệt độ cao. Sẽ được trộn với các vật liệu đá, cát xây dựng và sỏi khác nhau. Nhằm mục đích tạo thành đường bê tông hóa. Chúng được trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp.
Bao gồm dầu hỏa và diezel sẽ tạo thành nhựa đường lỏng. Và tạo với những chất nhũ khác cùng với nước sẽ tạo nên hỗn hợp nhựa đường.
NHỰA ĐƯỜNG LỎNG
Đây là sản phẩm sẽ được hòa trộn cùng với nhựa đường lỏng. Theo một tỷ lệ thích hợp khi quan sát chúng ở trạng thái tự nhiên. Ta sẽ thấy chúng có dạng lỏng và màu đen.
Cũng giống như nhựa đường đặc, nhựa đường lỏng cũng sẽ được chia thành 3 loại khác nhau:
+ Nhựa đường lỏng đông đặc vừa
+ Nhựa đường lỏng đông đặc chậm
+ Nhựa đường lỏng đông đặc nhanh
Nếu như nhựa đường đặc được dùng trộn với các vật liệu khác để tạo nên bề mặt thì nhựa đường lỏng chúng chỉ được dùng để tưới lên bề mặt đường và được dùng để làm lớp bám dính giữa hai lớp bê tông nhựa. Để nên độ bóng cho bề mặt đường.
QUY TRÌNH LÀM ĐƯỜNG NHỰA
ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
Không nên thi công những ngày mưa, gió, nhiệt độ ẩm dưới 50 độ C. Chỉ nên thi công những ngày nắng ráo, khô, móng đường khô, trong những ngày đầu thi công hoặc khi sử dụng một loại bê tông nhựa mới phải tiến hành thi công thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lu lèn áp dụng cho đại trà.
CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT LÀM ĐƯỜNG NHỰA
Mỗi một công trình đường nhựa cần đảm bảo những yếu tố kĩ thuật như sau:
+ Trước khi rải thảm nhựa lên trên thì bền mặt đường. Thì cần được đo đạc và tính toán sao cho phù hợp nhất. Để đảm bảo được chất lượng như thiết kế.
+ Cần tính toán được trọng lượng lớn nhất mà đường cần chịu. Khi xe đi qua là bao nhiêu, căn cứ vào đó để có sự tính toán. Và phân chia tỷ lệ trộn các hỗn hợp làm đường.
+ Kiểm tra các vị trí cọc và chỉ tiến hành rải bê tông khi có sự cho phép. Và đồng ý của chủ thầu cũng như các đơn vị có thẩm quyền liên quan.
QUY TRÌNH LÀM ĐƯỜNG NHỰA
THI CÔNG LỚP MÓNG
Chỉ cho phép thi công rải đường nhựa khi cao độ lớp móng, độ bằng phẳng, độ dốc ngang. Và dốc dọc có sai số nằm trong phạm vi cho phép.
Trước khi để đổ thi công móng. Trước tiên chúng ta sẽ đổ một lớp đá 0 x 4. Lu lớp đá này sao cho bằng phẳng. Sau đó để một thời gian. Tiếp tục đổ lên trên mặt đó một lớp đá mi sàn. Xử lý bề mặt theo đúng yêu cầu, các công việc tu sửa lồi lõm, vá ổ gà, bù vênh mặt đường cũ. Đến khi đổ đường nhựa thì lớp móng phải sạch, khô và bằng phẳng.
Yêu cầu đối với lớp móng
Các mặt trưng của mặt lớp móng | Sai số cho phép |
Cao độ mặt lớp móng | + 5mm – 10mm |
Độ bằng phằng dưới thước 3cm | ≤ 5mm |
Độ dốc ngang sai không quá | ± 0,2% |
Độ dốc dọc trên đoạn dài 25m sai không quá | ± 0,1% |
Phải định vị trí và cao độ rải ở hai bên mép mặt đường đúng với thiết kế. Kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc. Khi có đá hai bên cần đánh dấu độ cao rải và quét lớp nhựa lỏng ở thành đá.
Khi dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh cao độ lúc rải. Cần căng dây chuẩn thật thẳng, thật căng dọc theo mép mặt đường. Hoặc đặt thanh dầm làm đường chuẩn.
VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG NHỰA NÓNG
Nhựa đường được sử dụng để rải đường có độ lỏng và tốc độ đông đặc nhanh. Hoặc vừa tùy theo từng loại, công thức pha chế tùy vào từng đơn vị sản xuất.
Do đó cự ly vận chuyển từ trạm trộn bê tông cần phải chọn sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải từ 1200C trở lên. Đồng thời nhiệt độ của hỗn hợp cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn. Và được đo bằng dụng cụ, không được dưới 1200C. Trước khi tiến hành đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phễu của máy rải. Thì phải dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp. Nếu nhiệt độ hỗn hợp dưới 1200C thì phải loại bỏ ngay.
RẢI BÊ TÔNG ĐƯỜNG NHỰA
- Chỉ được rải bê tông nhựa nóng bằng máy chuyên dụng
- Tùy theo bề rộng mặt đường mà dùng máy rải sao cho phù hợp đúng quy trình làm đường nhựa. Nếu chiều rộng rải lớn quá. Thì nên dùng 2 hoặc 3 máy rải hoạt động đồng thời. Nhưng các máy rải đi cách nhau 10 – 20m.
- Tuy nhiên với những đoạn đường có diện tích bề ngang hẹp. Thì không thể sử dụng máy để rải mà cần làm theo các phương pháp thủ công.
- Khi chỉ dùng 1 máy rải trên mặt đường rộng phải rải theo phương pháp sole. Bề dài của mỗi đoạn tự 25 – 80m tùy theo nhiệt độ không khí.
- Khi bắt đầu vào rải, cho máy rải hoạt động không tải 10 – 15 phút để kiểm tra máy.
- Trong khi rải, hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn
- Trong suốt thời gian rải, bắt buộc phải để thanh đầm của máy rải luôn luôn hoạt động.
- Phải thường xuyên dùng que sắt đã được đánh dấu để kiểm tra bề dày rải. Khi cần điều chỉnh bề dày rải phải điều chỉnh tấm là từ từ. Để lớp bê tông nóng không bị lượng sóng hoặc giật khấc.
- Phải xử lý tốt mối nối dọc và ngang, quét nhựa dính bám để đảm bảo sự dính kết tót các vệt rải cũ và mới.
- Khe nối dọc ở lớp trên và lớp dưới phải sole nhau, cách nhau ít nhất là 20cm. Khe nối ngang ở lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 1m.
- Trên đoạn đường có dốc dọc > 4% phải tiến hành rải từ chân dốc đi lên.
LU BÊ TÔNG NHỰA
Bước cuối cùng trong quy trình làm đường nhựa đó là lu bê tông. Bước này vô cùng quan trọng giúp đường có độ nén và bằng phẳng hơn. Dưới đây là các bước lu:
+ Lu lèn sơ bộ:
Dùng lu nhẹ bánh cứng lu 4 – 8 lượt/điểm. Vận tốc lu không quá 1,5 – 2km/h. Các vệt lu đầu tiên đi lùi vào bê tông nóng mới rải. Sau một lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ phẳng bằng thước 3m, bù phụ chỗ lồi chỗ lõm. Nếu rải và lu sole, chừa lại vệt 10cm lu với vệt rải sau.
+ Lu lèn chặt: dùng lu bánh hơi, lu khoảng 8 – 10 lượt/điểm. Tăng thêm 1cm chiều dày phải lu thêm khoảng 30 – 35% số lượt lu. Lu đến khi bê tông nóng đạt độ chặt K=0.98. Bạn kiểm tra bằng thiết bị phóng xạ trước khi quyết định kết thúc lu lèn.
+ Lu lèn hoàn thiện: dùng lu nặng bánh cứng lu 4 – 6 lượt/điểm, vận tốc lu không quá 2 – 2,5km/h.
Lưu ý: Khi lu phải bố trí công nhân thường xuyên bôi dầu chống dính vào bánh lu. Nếu bê tống nóng dính bánh lu phải dùng xẻng cào ngay và bôi dầu lại.
Mặt khác dùng hỗn hợp hạt nhỏ lấp ngay vào chỗ bị bóc. Thao tác chuyển hướng, đổi số khi lu phải từ từ để bề mặt bê tông nóng không hư hỏng. Không dừng lu trên bê tông nóng còn nóng. Nhiệt độ lu lèn hiệu quả nhất 130 – 1400C
CHIỀU DÀI ĐOẠN LU LÈN, SỐ LƯỢNG MÁY LU
- Chọn sao cho kết thúc lu lèn chặt nhiệt độ bê tông nóng không nhỏ hơn 700C. Thời gian thi công không quá 2 – 3h.
- Phải chọn tổ hợp lu cho đồng bộ.
- Lu hết giai đoạn này mới chuyển sang giai đoạn khác.
NẾU THẤY BÊ TÔNG NHỰA BỊ NỨT CÓ THỂ DO CÁC NGUYÊN NHÂN SAU
- Nhiệt độ hỗn hợp quá cao
- Tốc độ lu quá nhanh
- Tải trọng lu quá nặng lớp quá mỏng
- Lớp móng quá yếu
- Hỗn hợp bê tông nóng không đạt chất lượng