Tổng hợp từ A – Z các loại gỗ quý hiếm nhóm 1a và cách nhận dạng
Dựa trên các đánh giá về màu sắc, vân gỗ, hương thơm,… các loại gỗ quý hiếm sẽ được phân định thuộc các nhóm gỗ quý khác nhau. Trong đó, gỗ quý hiếm nhóm 1a sẽ tập trung các loại gỗ quý nhất, đẹp nhất và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Hãy cùng chúng tôi điểm qua tất tần tật các loại gỗ quý thuộc nhóm này nhé!
Những đặc tính nổi bật của các loại gỗ quý hiếm nhóm 1a
Dưới đây là những đặc tính nổi bật chung của loại gỗ quý hiếm nhóm 1. Ngoài ra, mỗi loại gỗ đều có những nét đẹp riêng “độc nhất”, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết ở phần nội dung tiếp theo.
+ Có mùi thơm tự nhiên
+ Màu sắc gỗ và vân gỗ đẹp
+ Có độ bền cao
+ Có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao
+ Rất khan hiếm
+ Vì mức độ khan hiếm và việc bị cấm khai thác nên loại gỗ này thường chỉ được sử dụng để làm các đồ mỹ nghệ, thiết bị nội thất kích thước tầm trung,… chứ rất ít được sử dụng để sản xuất giường, tủ, ghế,…
Danh sách các loại gỗ quý hiếm nhóm 1a
Gỗ quý hiếm nhóm 1a có tổng cộng 41 loại. Các loại gỗ này đều được đánh giá là những loại gỗ quý nhất, có các đường vân trên bề mặt đẹp và có giá trị kinh tế cao. Chính vì các yếu tố này mà mức độ khai thác ngày càng gia tăng, khiến chúng trở thành những loại gỗ có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Dưới đây là danh sách các loại gỗ quý hiếm nhóm 1a:
1.Gỗ Bàng lang cườm: Loại gỗ này thuộc nhóm la mọc, có chiều cao trung bình từ 10m đến 20m và được phân bổ chủ yếu ở vườn quốc gia Cát Tiên.
2.Gỗ Cẩm lai: Đây là loại gỗ các giá trị kinh tế khác cao nhờ lõi gỗ màu đỏ đẹp mắt, tâm gỗ cứng có độ bền cao. Chúng thường mọc chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á.
3.Gỗ Cẩm lai Bà Rịa: Ngoài chất lượng gỗ tuyệt đẹp, loại gỗ này còn được biết tới với mùi hương nhẹ nhàng rất nổi bật.
4.Gỗ Cẩm lai Đồng Nai: Nằm trong nhóm các loại gỗ quý nhóm 1a chỉ có duy nhất tại Việt Nam. Với chất lượng gỗ cao, màu sắc ảnh đỏ đẹp mắt đã giúp mức giá trung bình của loại này rất cao.
5.Gỗ Cẩm liên: Đây là 1 loại cây rụng lá có thể cao tới 30m. Ngoài công dụng chính được đề cập là “kiến tạo” ra những sản phẩm mỹ nghệ, nội thất,… thì loại cây này còn được sử dụng trong công nghệ cao su và y học.
6.Gỗ Cẩm thị: Ẩn sâu bên trong lớp vỏ cây màu đen không được bắt mắt là lớp tâm gỗ sắc trắng đen vô cùng độc đáo. Đây được xem là yếu tố giúp giá trị kinh tế của cây thuộc hàng top.
7.Gỗ Dáng hương: Nói không ngoa, khi gọi đây là 1 trong số các loại gỗ “mạnh mẽ” nhất của nhóm 1a. Bởi loại gỗ này có độ bền khá cao và đặc biệt là có thể chịu được nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt. Ngoài công dụng tạo ra đồ trang trí từ gỗ thì gỗ Dáng hương còn được sử dụng để nhuộm quần áo.
8.Gỗ Dáng hương căm – bốt: Loại gỗ này có nguồn gốc từ Cambodia, có mùi hương dễ chịu và vân gỗ rất đẹp, thường được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ.
9.Gỗ Dáng hương mắt chim: Đúng như tên gọi, trên vân gỗ của loại gỗ này luôn có những đốm đỏ có kích thước bằng với mắt chim. Điểm độc đáo của gỗ Dáng hương mắt chim chính là mùi hương khá giống hoa hồng.
10.Gỗ Dáng hương quả lớn: Có nguồn gốc ở Đông Nam Á, các vùng có khí hậu nhiệt đới và các khu rừng nhiệt đới ẩm theo mùa. Thâm gỗ có màu nâu xám, tâm gỗ có màu đỏ nâu.
11.Gỗ Du sam: Nằm trong nhóm gỗ quý hiếm 1a, thường mọc ở các vùng núi rừng miền Bắc, đặc biệt là những nơi có độ cao từ 200 – 1500m. Vỏ cây có màu nâu xỉn đến đen xám, lớp vỏ sần sủi có vảy. Khi mới chặt sẽ có màu vàng nhạt, nhưng sau khi để 1 thời gian gỗ sẽ tự động chuyển dần sang màu trắng ngà.
12.Gỗ Du sam Cao Bằng: Có nguồn gốc từ Cao Bằng. Vì mức độ khai thác quá mức nên loại gỗ này đã được chính quyền Cao Bằng đưa ra quyết định bảo tồn và cấm khai thác ở mức triệt để.
13.Gỗ đỏ: Ngoài những đánh giá cao về mặt thẩm mỹ nhờ yếu tố vân gỗ vô cùng bắt mắt thì loại gỗ này còn phát huy công dụng rất tốt trong y học Đông Y.
14.Gỗ gụ: Loại gỗ này thường được sử dụng chủ yếu để làm nhạc cụ. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhờ lớp tannin được chứa trong lớp vỏ cùng phần nhựa gỗ.
15.Gỗ Gụ mặt: Thường hiện hữu ở các khu rừng nhiệt đới ẩm theo mùa. Gỗ gụ mặt có độ bền cao và khá cứng cáp. Tâm gỗ thường có màu nâu nhạt hoặc vàng nâu.
16.Gỗ Gụ lau: Đặc điểm của loại gỗ gụ lau chính là khả năng phát triển rất chậm. Tuy nhiên, thành quả thì lại có chất lượng nhất, cao hơn rất nhiều so với 1 số loại gỗ quý hiếm khác. Gỗ gụ lau thường có màu nâu sẫm và rất mịn, hiếm khi bị mối mọt phá hoại. Loại gỗ này còn được ngư dân Việt Nam tận dụng để làm mồi cá.
17.Gỗ Hoàng đàn: Gỗ Hoàng đàn có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được chưng cất để sản xuất tinh dầu.
18.Gỗ Huệ mộc: Loại gỗ này có nhiều màu từ nâu đậm đến tím đậm. Vì đặc điểm khó xử lý nên gỗ huệ mộc ít được sử dụng để làm các đồ thủ công đòi hỏi mức độ khó cao.
19.Gỗ Huỳnh đường: Với màu sắc ánh đỏ, gỗ Huỳnh đường thường được sử udngj để chạm khắc hoặc làm vòng hạt chuỗi để mang lại may mắn.
20.Gỗ Hương tía: Điểm độc đáo của loại gỗ này chính là sắc cam đỏ ban đầu sẽ tự động chuyển đổi sang màu nâu đỏ đậm hoặc màu tối hơn theo thời gian.
21.Gỗ Lát hoa: Ngoài công dụng đặc trưng là tạo ra các đồ thủ công thì vỏ cây của loại gỗ lát hoa còn được ứng dụng trong việc sản xuất mỹ phẩm và y học.
22.Gỗ Lát da đồng: Loại gỗ này thường được trồng ở Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam và phía nam tới Bán đảo Malay và Borneo. Gỗ cây có màu vàng hoặc trắng, vân gỗ thường không đồng đều.
23.Gỗ Lát chun: Màu sắc gỗ có màu vàng đỏ đến đỏ, hoặc nâu vàng nhát với màu đỏ nhạt. Khi mới cắt gỗ lát chun sẽ có 1 mùi hương rất đặc trưng, tuy nhiên mùi hương này sẽ dần dần biến mất theo thời gian.
24.Gỗ Lát xanh: Yếu tố thẩm mỹ của loại gỗ này xuất phát từ những đường vân lượn song được đan xen nhau. Ngoài ra, ưu điểm của loại gỗ này chính là việc không bị giãn nở do nhiệt độ và giữ được hình dạng tốt sau nhiều năm sử dụng.
25.Gỗ Lát lông: Khác với những loại gỗ khác, loại gỗ này nổi tiếng với đặc tính chống thấm nước rất cao. Tuy nhiên, khi làm đồ nội thất với loại gỗ này cần có khả năng xử lý cao để tránh tình trạng bong tróc.
26.Gỗ Mạy lay: Gỗ Mạy lay có hình dáng đẹp, chất gỗ tương đối cứng và dày, độ kháng mối mọt cao. Tâm gỗ màu đỏ sẫm và nhựa màu vàng nhạt.
27.Gỗ Mun sừng:Đây là 1 loại gỗ có màu nâu đen và hơi ánh nâu, chất liệu rắn chắc và bề mặt mịn.
28.Gỗ Mun sọc: Loại gỗ này cũng có màu đen huyền bí giống gỗ mun sừng. Thường được sử dụng làm đồ chạm khắc hoặc nhạc cụ.
29.Gỗ Muồng đen: Sở hữu màu nâu trung bình đến nâu sâm, gần như đen, với các sọc có màu nâu sáng. Thường được sử dụng để làm nhạc cụ, đồ thủ công chạm khắc.
30.Gỗ Pơ mu: Loại gỗ này có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, Lào và miền Bắc Việt Nam. Đặc tính nổi bật của gỗ pơ mu chính là hương thơm và khả năng bị mục gần như không có.
31.Gỗ Sa mu dầu: Còn có tên gọi khác là cây linh sam Trung Quốc. Đây là loại gỗ có mùi thơm ngọt ngào được thu hoạch ở Đông Nam Á. Vì ưu điểm chống sâu bệnh, nấm và mối mọt nên gỗ Sa mu dầu thường được ưu tiên sử dụng làm hàng rào, sàn và ván đóng tàu.
32.Gỗ Sơn huyết: Loại gỗ này được đánh giá khá cao nhờ yếu tố thân gỗ chắc chắn. Thường được dung để xuất khẩu và làm ra các đồ mội thất cao cấp.
33.Gỗ Sưa: Gỗ Sưa có nguồn gốc từ Bắc Ninh. Với ưu điểm nổi bật là khả năng chống chọi thời tiết và khả năng thích nghi mọi loại đất. Loại gỗ này được chia làm 2 loại gồm gỗ đỏ và gỗ trắng. Ngược lại với gỗ trắng khi đốt không có hương thì gỗ đỏ khi đốt sẽ có mùi hương khá giống với mùi trầm.
34.Gỗ Thông Ré: Đây là 1 trong số các loại gỗ quý hiếm nhóm 1a có chiều cao nổi bật nhất. Một cây thông ré có thể cao tới 55m.
35.Gỗ Thông tre: Ngoài xuất khẩu, loại cây này còn được trồng làm cây cảnh bởi hình dáng thân gỗ cực đẹp.
36.Gỗ Trai: Loại gỗ này xuất hiện chủ yếu ở vùng Nam Bộ. Có độ bền rất cao lên đến tận 100 năm. Thường được sử dụng làm ván gỗ.
37.Gỗ Trắc Nam Bộ: Có màu nâu đỏ trung bình đến nâu sẫm với các vệt màu nâu sẫm đến đen trong suốt. Vỏ gỗ bên ngoài có màu trắng vàng nhạt.
38.Gỗ Trắc đen: Đây là loại gỗ đắt nhất thế giới. Loại gỗ này có thể tự biến đổi màu sắc từ màu socola đậm đến màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ.
39.Gỗ Trắc căm bốt: Nằm trong danh sách các loại gỗ bị cắm khai thác, thường được tìm thấy ở Campuchia và Việt Nam. Loại gỗ này có màu đỏ đen và theo thời gian sẽ thay đổi thành màu đen sẫm.
40.Gỗ Trắc vàng: Ngoài khai thác để lấy gỗ, cây Trắc vàng còn được khai thác để lấy nhựa và dầu. Hiện nay, gỗ Trắc vàng rất hiếm nên để tìm mua loại gỗ này trên thị trường rất khó.
41.Gỗ Trầm hương: Ngay cả những đối tượng không thuộc ngành gỗ thì cũng ít nhất 1 – 2 lần nghe đến tên loại gỗ này. Đây cũng là 1 trong số những loại gỗ có giá trị cao nhất thế giới. Bởi màu sắc, hương thơm vô cùng dễ chịu và lưu lại cực lâu. Gỗ Trầm hương thường được sử dụng làm nhang chất lượng cao và hương liệu trong y dược truyền thống.
Bài viết trên đây là tất tần tật những thông tin về 41 loại gỗ quý hiếm nhóm 1a đang cần được bảo tồn. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể hình dung được các đặc điểm nhận dạng riêng của mỗi loại gỗ. Ngoài ra, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia hỗ trợ thẩm định các loại gỗ tránh việc mua phải hàng chất lượng kém.