Trong ứng dụng đo lường, điều khiển máy móc thì việc giao tiếp giữa vi điều khiển và máy tính là vô cùng quan trọng. Một trong những kỹ thuật phổ biến dùng để kết nối vi điều khiển và PC chính là là cổng nối tiếp RS232. Đây là một chuẩn truyền thông nối tiếp có khả năng kết nối tối đa 2 thiết bị cùng lúc, sử dụng định dạng không đồng bộ. Ý nghĩa của RS232 là tại một thời điểm xác định nào đó thì chỉ có 1 bit được gửi đi trong đường truyền.
Một trong những tham số tiêu biểu của RS232 là Baud rate. Vậy Baud rate là gì, trong RS232 Baud rate được sử dụng như thế nào? Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
Baud rate là gì?
Baud rate có nghĩa là tốc độ baud, một đơn vị biểu thị tốc độ truyền tin trong điện tử hoặc truyền thông. Baud rate chỉ số lần các biểu tượng của tín hiệu số hóa thay đổi trong một giây. Đơn vị kí hiệu của baud rate là Bd.
Tên gọi Baud rate được đặt theo tên của kĩ sư người Pháp Émile Baudot. Chúng ra cần tránh nhầm lẫn giữa tốc độ baud và tốc độ bit. Do mỗi biểu tượng có thể chứa một hoặc nhiều bit thông tin nên tốc độ baud luôn nhỏ hơn tốc độ bit. Ví dụ như nếu mỗi biểu tượng có chứa 6 bits thông tin thì tốc độ bit của nó là 6000 bits/s trong khi đó tốc độ baud tương ứng chỉ là 2000 Bd.
Tham số Baud rate trong RS232
Baud rate chính là tham số đặc trưng trong quá trình truyền tải dữ liệu thông qua cổng nối tiếp RS232.
Như chúng ta đã biết, để đo tốc độ truyền nhận dữ liệu ta thường sử dụng tốc độ bit. Tốc độ bit được hiểu là số bit truyền đi được trong thời gian một giây. Giữa thiết bị ngoại vi và máy tính phải có cùng một tốc độ truyền bit.
Bên cạnh tốc độ bit thì tốc độ baud cũng cũng là một tham số được dùng để mô tả tốc độ truyền trong RS232. Baud rate liên quan đến tốc độ của phần tử mã hóa dữ liệu được dùng để biểu diễn bit được truyền trong khi tốc độ bit phản ánh thực tế tốc độ mà các bit đã truyền đi. Vì có một phần tử thể hiện sự mã hóa bit nên khi đó tốc độ baud và tốc độ bit phải hoàn toàn đồng nhất với nhau.
Khi sử dụng cổng nối tiếp RS232 thì có một điều cần lưu ý là thời gian chuyển mức logic chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng 4% thời gian truyền một bit. Chính vì vậy, nếu tốc độ bit càng lớn, thời gian truyền một bit sẽ càng nhỏ dần, như vậy thời gian chuyển mức logic cũng phải nhỏ đi. Điều này sẽ làm giới hạn tốc độ Baud cũng như khoảng cách truyền tín hiệu.
Một số thông số tốc độ Baud phổ biến thường được sử dụng để giao tiếp là 150, 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, 28800, 38400, 56000, 115200. Tốc độ baud được quyết định bởi tần số xung nhịp. Do đó mà tốc độ càng cao thì khả năng truyền nhận sẽ càng nhanh. Tuy nhiên làm như vậy thì thông tin rất dễ bị lỗi vì mất bit hoặc bị nhiễu tần số. Ngược lại tốc độ baud thấp thì khả năng truyền nhận sẽ chậm nhưng bù lại ít có lỗi xảy xa.
Để hạn chế những nhược điểm trên, người ta thường sử dụng dùng tốc độ baud tầm trung như 9600, còn đối với các thiết bị máy tính thì dùng tốc độ baud 19200.
Hi vọng với những thông tin trên bạn đã có đáp án cho câu hỏi Baud rate là gì, baud rate được sử dụng trong RS232 như thế nào. Để tìm hiểu thêm về thuật ngữ này, hãy nhớ đón đọc những bài viết tiếp theo nhé!